Ngũ hành nạp âm là một khái niệm thường gặp trong phong thủy. Người ta thường dùng nó khi nói về tuổi của một người. Vậy ngũ hành nạp âm là gì?
Ngũ hành nạp âm là gì
Thời gian được cổ nhân ghi chép lại bằng cách ghép 10 Thiên Can (thập thiên can) với 12 Địa Chi (thập nhị địa chi). Can Dương thì ghép với Chi Dương. Can Âm thì ghép với Chi Âm. Khi ghép như vậy ta sẽ có 60 cặp can chi khác nhau. Mỗi năm tháng ngày giờ đều có hành riêng của nó, và hành đó tóm tắt trên một bảng gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Cứ hai năm lại có cùng một hành, nhưng sẽ khác nhau về Âm Dương, nghĩa là cứ một năm Âm và một năm Dương liền nhau sẽ có cùng một hành.
Khi Thiên Can và Địa Chi ghép lại với nhau thì loại ngũ hành phát sinh ra gọi là Ngũ Hành Nạp Âm.
Có bao nhiêu ngũ hành nạp âm
Kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với Chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tí đến Quý Hợi có 30 loại ngũ hành nạp âm. Với kết hợp như trên thì mỗi Chi đều có đủ ngũ hành. Nhưng tùy theo Can mà sẽ có các hành khác nhau.
Ví dụ: năm Tí thì có Giáp Tí hành Kim, Mậu Tí Hỏa, Nhâm Tí Mộc, Bính Tí Thủy, Canh Tí Thổ.
Mỗi hành được phân thành sáu loại khác nhau, và đó là sự kết hợp của 12 Địa Chi với 6 Thiên Can. Chứ không kết hợp đủ cả 10 Can. Bởi Chi Dương chỉ kết hợp với Can Dương và ngược lại.
Theo nhạc điệu: Cung thuộc Thổ, Chủy thuộc Hỏa, Thương thuộc Kim, Vũ thuộc Thủy, và Giốc thuộc Mộc. Đem kết hợp Can Chi từng năm với 5 loại âm trên. Sau đó lấy hành Âm đó sinh ra làm hành năm. Mỗi năm lại bị chi phối bởi 12 luật, mỗi luật chứa 5 âm. Vì vậy 5 âm thuộc 5 hành cơ bản biến thành 60 hành chi tiết của 5 hành chính.
Ví dụ: hai năm đầu tiên là Giáp Tí và Ất Sửu mang âm Cung thuộc Thổ. Thổ sinh Kim, như vậy hai năm trên thuộc hành Kim, nhưng là Hải Trung Kim. Hành đó gọi là ngũ hành nạp âm của hai năm Giáp Tí và Ất Sửu. Việc nạp âm cho vòng Giáp Tí phải tính toán rất phức tạp. Nên hiện nay người ta sử dụng bảng tính toán hành nạp Âm của người xưa để lại.
![]() |
Bảng tra cứu ngũ hành nạp âm |